Để cải thiện band điểm IELTS Speaking, thí sinh không chỉ luyện tập trau dồi kỹ năng mà còn cần tìm ra những lỗi sai thường mắc phải để cải thiện kỹ năng. Hãy cùng IELTS Arena tìm hiểu về 5 lỗi sai mà thí sinh dễ mắc phải trong IELTS Speaking và cách để khắc phục chúng nhé!

Không sử dụng ngữ điệu

Đây là lỗi mà hầu hết thí sinh đều gặp phải khi làm IELTS Speaking. Với tiếng Việt, mỗi từ đều có một thanh điệu riêng, chính vì vậy người nói không cần phải để ý đến ngữ điệu của câu. Ngược lại, từ vựng trong tiếng Anh không có thanh điệu nên người nói cần phải tập trung vào việc nhấn ngữ điệu khi giao tiếp. Chính vì vậy, thí sinh khi nói có thể mắc phải hai lỗi sai thường gặp như sai:

  • Thí sinh không sử dụng ngữ điệu: Nói không có sự nhấn nhá vào những điểm quan trọng nên câu trả lời được nói với một tông giọng đều đều, không có cảm xúc.
  • Thí sinh sử dụng được ngữ điệu: Nói thường gượng gạo hoặc không đúng với những quy tắc về ngữ điệu.

Việc trả lời với một chất giọng không có sự nhấn nhá hoặc gượng gạo có thể khiến cho giám khảo khó tập trung vào câu trả lời và từ đó khó ghi điểm ở tiêu chí Pronunciation.

Cách khắc phục

Để khắc phục lỗi sai này, thí sinh đầu tiên cần phải nắm vững về những quy tắc về sử dụng ngữ điệu trong tiếng Anh.

Sau khi nắm vững được các quy tắc về ngữ điệu, thí sinh có thể tập luyện bằng cách đánh dấu ngữ điệu của những câu đơn và câu phức đơn giản. ​Trong lúc tự luyện nói, thí sinh hãy đọc to, nhấn mạnh rõ để tạo cho não bộ thói quen sử dụng ngữ điệu.

Ví dụ: 

  • I live alone ⭣.
  • My family has three people: my father ⭡, my mother ⭡ and me ↓.

Sau đó, thí sinh có thể tập luyện với những câu trả lời dài hơn bằng phương pháp trên. Ngoài ra, thí sinh có thể sử dụng phương pháp Shadowing để “nhại lại” ngữ điệu trong phim. Một số bộ phim thí sinh có thể xem bao gồm: How I Met Your Mother, Friends, The Big Bang Theory.

Ngữ điệu và nhịp điệu (Intonation & Rhythm Patterns) - Cộng đồng hỏi đáp về  du học

Phát âm không chuẩn

Khả năng phát âm chuẩn là một trong những điều cơ bản trong giao tiếp hàng ngày. Chính vì vậy, việc phát âm chính xác là một trong những tiêu chí quan trọng để đạt band 6.0 IELTS Speaking trở lên. Tuy nhiên, thí sinh thường hay mắc phải những lỗi sai dưới đây:

  • Không phát âm âm cuối: Thí sinh hay phát âm sai những âm như -s, -es,’s, -ed của từ do tiếng Việt không có những cách phát âm khác nhau cho âm cuối. 

Ví dụ: robs /rɒbz/ phát âm thành robs /rɒbs/

  • Nhầm lẫn giữa cách phát âm của cách từ: Thí sinh nói nhầm sang một từ khác do cách phát âm của hai từ giống nhau. Nguyên nhân dẫn đến việc này là nhiều cách phát âm của tiếng Anh không có trong tiếng Việt.

Ví dụ: phát âm cash /kæʃ/ thành catch /kætʃ/

  • Nhấn trọng âm sai: Thí sinh nhấn sai trọng âm của từ hoặc không nhấn trọng âm do trong tiếng Việt có rất nhiều từ một âm tiết nên người Việt có thói quen đọc từng âm tiết và không nhấn trọng âm.

Ví dụ: Nhấn trọng âm con’tagious thành ‘contagious

  • Không nối âm giữa các từ: Thí sinh chỉ phát âm các từ một cách đơn lẻ hoặc nối âm một cách thiếu tự nhiên do thói quen đọc từng âm tiết của người Việt.

Những lỗi phát âm này sẽ gây ra sự khó hiểu cho giám khảo, đồng thời thí sinh sẽ không thể hiện được khả năng điều khiển ngôn ngữ. Từ đó, những lỗi sai này sẽ ngăn cản thí sinh ghi điểm cao trong bài thi Speaking. 

Cách khắc phục

Đầu tiên, thí sinh đầu tiên cần phải nắm vững về một số quy tắc phát âm quan trọng trong tiếng Anh. Đọc thêm về các quy tắc phát âm về: 

  • Phát âm âm cuối và các phụ âm dễ nhầm lẫn
  • Nhấn trọng âm
  • Nối âm giữa các từ

 Sau đó, thí sinh có thể tự tập phát âm bằng những cách sau:

  • Đối với lỗi phát âm âm cuối và phát âm nhầm phụ âm: Thí sinh có thể viết phiên âm ra để tập kết hợp với việc nói lại theo phát âm của từ điển. Một số từ điển online thí sinh có thể sử dụng là Oxford Learner’s Dictionary, Cambridge Dictionary. 

Ví dụ: robs /rɒbz/, plus /plʌs/, plush /plʌʃ/

  • Đối với lỗi nhấn sai trọng âm: Thí sinh có thể đánh dấu trọng âm vào từ để tập nhấn trọng âm đồng thời sử dụng từ điển để nghe trọng âm.

Ví dụ: ‘hospital, ‘alcohol, contem’plation

  • Đối với lỗi không nối âm: Thí sinh có thể tập từ những câu đơn và những câu phức đơn giản để tạo thói quen nối âm bằng cách viết phiên âm của những từ cần nối âm.

Ví dụ:

  • filL A cup /fɪlə kʌp/
  • I gave her a pen -> đọc thành / vɜr/

Pronunciation vs. Enunciation: Differences Made Clear | YourDictionary

Ngập ngừng lâu hoặc giữ im lặng câu hỏi khó

Một trong những khó khăn mà nhiều thí sinh gặp khi vào phần thi Speaking chính là không thể trả lời được những câu hỏi hóc búa, đặc biệt là với những câu hỏi của Part 1 và 3. Phản xạ đầu của thí sinh thường sẽ là sử dụng những từ như “uhm”, “ah” một lúc lâu hoặc giữ im lặng và không trả lời câu hỏi. Nguyên nhân dẫn đến điều này là khi luyện tập, thí sinh không tạo cho mình thói quen phản xạ với những câu hỏi nằm ngoài sự hiểu biết của mình. Lỗi sai này sẽ dẫn đến việc mất điểm ở tiêu chí Fluency and Coherence đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh.

Cách khắc phục:

Khi thí sinh gặp những trường hợp như trên, thí sinh có thể sử dụng các cụm từ “filler” để kéo dài thời gian cho mình nghĩ câu trả lời. 

Một số cụm từ thí sinh có thể sử dụng: 

  • “That’s an interesting question”, 
  • “Honestly, I’ve never thought about this before, but I guess that …”
  • “I haven’t really thought much about it, but…”
  • “That’s a tough/ difficult question. Let me think for a second/ moment”
  • “You see”
  • “Well…”

Ví dụ:

“Do you think technology helps people to make friends?” (Bạn có nghĩ rằng công nghệ giúp con người kết bạn)

 “I haven’t really thought much about it, but I know that there are gaming communities so in some ways technology helps people to communicate and creates a bond between them.” (Tôi chưa thực sự nghĩ nhiều về điều đó, nhưng tôi biết rằng có những cộng đồng chơi game nên theo một cách nào đó, công nghệ sẽ giúp mọi người giao tiếp và tạo mối liên kết giữa họ.)

Ngoài ra thí sinh có thể “lái” câu trả lời của mình về trong phạm vi hiểu biết của mình. 

Ví dụ:

“Do you know any constellation?” (Bạn có biết bất kỳ chòm sao nào không?)

“That is an interesting question. I know astrology is a thing and it is kinda similar to constellation so I guess I know some to a degree.” (Đó là một câu hỏi thú vị. Tôi biết chiêm tinh học tồn tại và nó há tương tự với những chòm sao nên tôi đoán mình biết một số ở một mức độ nhất định.)

Các mẫu câu xin nghỉ phép bằng tiếng Anh

Học thuộc lòng câu trả lời

Một trong những điều thí sinh hay làm khi chuẩn bị cho kì thi IELTS chính là học thuộc lòng câu trả lời với suy nghĩ rằng có thể làm tốt phần thi Speaking nếu đã thuộc các câu trả lời đã chuẩn bị trước. Tuy nhiên, trong thực tế, giám khảo có đủ kinh nghiệm để phát hiện ra thí sinh có đang  sử dụng những câu trả lời đã học thuộc sẵn hay không. Những dấu hiệu của một câu trả lời học thuộc bao gồm: nói không được tự nhiên, nói nhanh và đều đều, sử dụng ngôn ngữ văn viết. Không chỉ vậy, việc học thuộc lòng câu trả lời sẽ khiến thí sinh lúng túng trước các câu hỏi mà thí sinh không chuẩn bị trước và khiến thí sinh lo lắng trong quá trình nói. Chính vì vậy, một việc tưởng như có ích sẽ khiến thí sinh mất điểm trong bài thi Speaking.

Cách khắc phục:

Phạm vi chủ đề có thể được hỏi trong bài thi Speaking là rất nhiều và khả năng để vào câu hỏi thí sinh đã học thuộc lòng là rất ít. Chính vì vậy, thí sinh nên lập dàn ý cho các bài nói với nhiều chủ đề khác nhau. Việc lập dàn ý giúp thí sinh có thể vừa nhớ được các từ vựng và ngữ pháp cần dùng, vừa giúp thí sinh có thể “lái” câu trả lời của mình với những câu hỏi tương tự. Đồng thời việc lập dàn ý sẽ giúp thí sinh không phải cố nhớ ra câu trả lời và có thể làm bài thi một cách tự nhiên.

Ví dụ: Với chủ đề Music, thí sinh có thể lập dàn bài như sau:

  • What kinds of music do you like? (Bạn thích thể loại âm nhạc nào)

Dàn ý: Tôi thích nhiều thể loại khác nhau, tuy nhiên tôi hay nghe K-Pop hoặc rock vì những thể loại này sôi động và chúng khiến tôi cảm thấy thoải mái sau những giờ làm việc mệt mỏi

  • Have you ever been to a live musical performance? (Bạn đã bao giờ đến một buổi biểu diễn nhạc trực tiếp chưa?)

Dàn ý: Tôi đã đi đến một buổi concert rock một vài ngày trước vì tôi rất thích nghe nhạc rock. Nghe thể loại nhạc này giúp tôi cảm thấy thoải mái sau những giờ làm việc mệt mỏi. Buổi concert đó có nhiều nghệ sĩ tôi yêu thích biểu diễn nên tôi càng háo hức để đi. Tôi đã đến đó và có một khoảng thời gian rất vui và tôi mong tôi có thể đi thêm nhiều buổi concert như thế.

Tuyệt chiêu học ít nhớ lâu thi đâu dễ đỗ

Lặp lại từ vựng quá nhiều lần

Nhiều thí sinh trong lúc nói thường lặp lại những từ mình đã dùng hoặc sử dụng những từ từ trong câu hỏi. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do thí sinh đã không chuẩn bị những từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc gần nghĩa để thay thế đề bài trong bài Speaking. Việc lặp lại từ vựng quá nhiều lần sẽ không được giám khảo đánh giá cao và từ đó bị trừ điểm ở tiêu chí Lexical Resources vì sử dụng vốn từ không đa dạng.

Ví dụ:

  • Do you spend enough time doing outdoor activities? (Bạn có dành đủ thời gian để tham gia các hoạt động ngoài trời không?)

I don’t have enough time to do outdoor activities. (Tôi không có đủ thời gian để tham gia các hoạt động ngoài trời)

Cách khắc phục

Thí sinh có thể sử dụng từ điển đồng nghĩa, trái nghĩa để mở rộng vốn từ của mình. Một số từ điển thí sinh có thể sử dụng là https://www.thesaurus.com/ và https://dictionary.cambridge.org/thesaurus/.

Tổng kết

Phần thi Speaking là một trong những phần thi khó ghi điểm hơn của bài thi IELTS, vì vậy thí sinh cần phải tránh được những lỗi sai về từ vựng, ngữ pháp và phát âm để hoàn thành bài thi một cách xuất sắc. Bài viết đã giới thiệu về 5 lỗi sai thí sinh hay mắc phải và cách khắc phục từng lỗi sai. Thí sinh cần tạo ra thói quen tập luyện để tránh gặp phải những lỗi sai không đáng có.